"Mấu chốt là điều đó không hề tốt" cho tương lai của không lực Mỹ, nếu Nhật hay Mỹ không nhanh chóng tìm thấy chiến cơ rơi, tướng Không quân Mỹ về hưu David Deptula bình luận với Business Insider.
![]() |
Một chiếc F-35A |
Nếu Moscow và Bắc Kinh có thể sử dụng các tàu ngầm tàng hình tối tân để thăm dò đáy đại dương và tìm thấy xác chiếc F-35 trước, thì họ có thể giành được kho báu bí mật về một hệ thống vũ khí thuộc loại đắt nhất trong lịch sử thế giới.
Vụ F-35 của Nhật mất tích ở Thái Bình Dương là cơ hội để Nga và Trung Quốc truy tìm loại tiêm kích này ở môi trường tự do, vì đến nay mới chỉ có duy nhất một chiếc F-35 rơi nhưng ở đất Mỹ. Nếu nắm được các chi tiết kỹ thuật của F-35, Nga và Trung Quốc có thể tự chế các phiên bản chiến cơ này cho mình.
![]() |
Ảnh: Lockheed Martin |
"Sự hữu ích với Nga hoặc Trung Quốc nếu tìm thấy một số bộ phận hoặc toàn bộ máy bay là tùy thuộc vào mức độ thiệt hại đối với máy bay này khi lao xuống nước", Business Insider dẫn lời Justin Bronk – một chuyên gia về chiến đấu trên không ở Viện Royal United Services.
"Hình dạng chung của máy bay cũng như các đặc điểm năng lực đều đã được biết đến, vì vậy mục tiêu cần tìm và thử nghiệm là các bộ phận radar, cảm biến, thậm chí kỹ thuật đảo ngược" của nó, ông Bronk bình luận thêm.
Thanh Hảo
" alt=""/>Mỹ sẽ toát mồ hôi nếu Trung Quốc tìm thấy FCòn ở Việt Nam, thầy Phong thẳng thắn nhìn nhận, người học mới chỉ được học một kỹ năng duy nhất là kỹ năng giải toán.
“Bài toán thường do thầy cô nghĩ ra hoặc sẵn có trong sách, được thêm bớt các giả thiết, kết luận để tạo ra vô số các bài toán khác nhau với độ khó tăng dần, từ đó thách thức, đánh đố học sinh.
Do đó, trẻ sẽ không học được kỹ năng quan sát, phát hiện vấn đề, tìm kiếm mô hình phù hợp để giải quyết và vận dụng vào thực tế.
Cho nên, nhiều học sinh giải toán rất giỏi, nhưng lại không biết sử dụng kỹ năng đó để làm gì và thông qua đó tạo ra giá trị cho cộng đồng”, thầy Phong thẳng thắn.
Toán học vẫn cần thiết
Dù vậy, theo thầy Bá Phong, mỗi người có 3 loại năng lực làm nền tảng cho sự phát triển gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy và năng lực tự học.
Thông qua môn Toán, năng lực tư duy sẽ được phát triển. Do đó, dù mong muốn làm ở bất cứ lĩnh vực gì, người học cũng đều cần phải học toán, ít nhất là hết phổ thông.
Tuy nhiên, thầy Phong cho rằng, việc nghiên cứu toán đến mức độ nào nên tùy vào nhu cầu mỗi người. Ví dụ, những người mong muốn sau này sẽ làm các lĩnh vực liên quan đến khối khoa học kỹ thuật cần thiết phải học và nghiên cứu sâu về toán.
Trong khi, những người có xu hướng làm các công việc liên quan đến xã hội, chỉ cần học toán đủ để ứng dụng trong cuộc sống, không cần học đến mức cao siêu như tích phân, vi phân, lượng giác…
Thầy Phong lấy ví dụ, tại bậc phổ thông ở Mỹ, Toán vẫn là môn học bắt buộc. Ngoài những phần nội dung cơ bản mọi học sinh đều phải học, có những phần nâng cao để học sinh được lựa chọn.
Những em có định hướng sẽ tiếp tục theo học các ngành liên quan đến toán ở bậc đại học, có thể lựa chọn các lớp toán nâng cao hơn.
“Không nên nghĩ chương trình Toán ở Mỹ nhẹ. Học sinh nếu chọn hướng nghiên cứu liên quan đến Toán thường học rất nặng, thậm chí, có những phần lựa chọn bậc phổ thông tại Mỹ còn tương đương với trình độ đại học, ví dụ những nội dung liên quan đến giải tích và đại số tuyến tính. Nếu cấp 3 học sinh lựa chọn môn này, khi lên đại học các em sẽ không cần phải học lại nữa”.
Điều này cũng giống như những học sinh định hướng lựa chọn ngành Kinh tế, sẽ học Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, hay muốn học ngành Kinh doanh sẽ lựa chọn môn Marketing ngay từ bậc phổ thông.
Tuy nhiên dù học gì, theo thầy Phong vẫn nên là do học sinh lựa chọn, dựa trên sự tư vấn để phù hợp với xu hướng tính cách, sở thích, đam mê chứ không nằm trên sự áp đặt chung của nhà trường.
Du học Singapore từ những năm đầu cấp 2, Nguyễn Huỳnh Như (sinh viên Đại học Kaplan), nhận thấy, chương trình môn Toán tại Singapore không quá phức tạp. Việc học Toán tại đây được chia làm 2 phần, gồm Toán E-Math và A-Math. Theo giáo trình ở Singapore, E Math là môn học bắt buộc cho đến trung học 3. Ngoài ra, học sinh có thể chọn A-Math để học thêm kiến thức nâng cao về Toán. Chương trình môn Toán tại Singapore sẽ bao gồm các kiến thức về đại số, hình học, xác suất thống kê và giải tích. Với các nội dung như tích phân, đạo hàm, phương trình lượng giác, logarit... học sinh sẽ không cần học cho đến khi học đến bậc cao đẳng. “Các bài toán số học, xác suất và thống kê sẽ được giáo viên ứng dụng vào các tình huống thực tế. Đây cũng là những công cụ để học sinh có thể giải quyết một số vấn đề trong đời sống hàng ngày”, Như nói. Theo Huỳnh Như, nền giáo dục Singapore định hướng Toán là một môn thiết yếu và quan trọng, nhưng không bắt buộc trong việc định hướng nghề nghiệp của học sinh. Trên thực tế, các trường đại học quốc gia không yêu cầu môn Toán đối với các sinh viên theo học tại các ngành học liên quan đến mỹ thuật, sáng tạo và dịch vụ... |
Sau khi VietNamNet đăng tải tuyến bài về việc dạy, học Toán phổ thông, nhiều độc giả bày tỏ chương trình Toán bậc THPT tại Việt Nam khá nặng nề và tính ứng dụng chưa cao. Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Quý độc giả có thể gửi ý kiến về phần bình luận dưới bài viết hoặc theo địa chỉ email [email protected]. Xin cảm ơn! |